Có nhiều cách để tạo hình sản phẩm. Trước đây, sản phẩm được nặn vuốt bằng tay trên bàn xoay, còn ngày nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường người ta tạo sản phẩm bằng khuôn.
Phương pháp in: đất sét được bỏ vào khuôn của máy In ép lăn và máy sẽ dập từ trên xuống, chỉ áp dụng cho các sản phẩm như tô, chén, dĩa.
Phương pháp đổ rót: đất sét được hòa lỏng rồi rót vào khuôn, sau đó để khô tự nhiên.
2. Sơ Nung
Sản phẩm được đưa vào lo à nung bởi nhiệt độ cao đến khoảng 800 độ C
3. Làm men, trang trí hoa văn.
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
Gần đây, Bát Tràng xuất hiện kĩ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung sơ lần 1 hoặc kĩ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal, nhập từ nước ngoài. Hai kiểu này tuy đẹp nhưng không phải là truyền thống của Bát Tràng. Những loại này không được coi là nghệ thuật và sáng tạo trong di sản gốm Bát Tràng, cũng như gốm Việt Nam nói chung.
4. Nung sản phầm.
Đây là ccoong đoạn rất quan trọng, nó quyết định về mặt chất lượng của sản phẩm. Lò nung có độ cao từ 3-6,3m. Nung ở nhiệt độ lên đến 1200 độ C
5. Nghiệm thu
Sau khi nung xong sản phẩm sẽ được đưa ra lò để kiểm tra chất lượng, phân loại và bày bán trên thị trường
Ngoài các công đoạn làm Bát Tràng nêu trên thì người thợ còn phải chọn lọc các loại đất sét có tính chịu nhiệt cao, đảm bảo các tiêu chuẩn khi làm gốm và phải loại bỏ các tạp chất trong đất. Bên cạnh đó khi làm ra một sản phẩm người nghệ nhân Bát Tràng đòi hỏi có sự tỉ mỉ, sáng tạo, tâm huyết với nghề để tạo ra những sản phẩm tốt nhất gửi đến tay khách hàng