NGUYÊN THỦ QUỐC GIA THƯỜNG TẶNG GÌ CHO QUỐC KHÁCH?
Điều 28 của Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài quy định quà tặng như sau “Có tặng phẩm cho trưởng đoàn, phu nhân (hoặc phu quân) các đoàn thăm chính thức, thăm làm việc, thăm cá nhân. Trong trường hợp đặc biệt, có tặng phẩm tặng đoàn viên chính thức và quan chức tuỳ tùng. Tặng phẩm là sản phẩm do ta sản xuất và thể hiện bản sắc dân tộc”.
Có thể thấy, việc tặng quà cho quốc khách là một trong những nghi thức ngoại giao quan trọng không thể thiếu của mọi đất nước. Tặng quà là một thông lệ trong tất cả các nền văn minh và ở mọi thời đại. Quà tặng là thông điệp cuối cùng mà khách sẽ mang về đất nước họ, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong mọi hoạt động.
Câu ngạn ngữ nói rằng “quà tặng duy trì tình bạn” đúng cả với đời sống công lẫn đời tư. Thật như vậy, món quà không hẳn chỉ là vấn đề tuân theo những qui ước của phép lịch sự mà chúng còn gợi lên kỷ niệm về một cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa hai đất nước và mong ước lưu giữ mãi hình ảnh về Tổ quốc, dân tộc, văn hóa, con người Việt Nam.
Theo Nghị định, tặng phẩm không chỉ đơn thuần là một món quà nào đó, nhưng tặng phẩm còn là sản phẩm do nước ta sản xuất và thể hiện bản sắc dân tộc. Chính vì thế, từ trước đến nay các cấp lãnh đạo Việt Nam luôn chọn những món quà mang đậm bản sắc văn hóa Việt để gửi đến các cấp lãnh đạo nước bạn.
Một số tặng phẩm mà các nguyên thủ nước ta tặng cho nước bạn:
Bức tranh của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tặng Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc, ghi lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ thân thiết giữa hai nước, tháng 6/1970, theo ông Phạm Sanh Châu, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO
Tranh thêu của Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam Lê Thanh Hải tặng UVTV BCT Trung Quốc Hạ Quốc Cường, năm 2007
Tranh sơn mài của Thủ tướng Phan Văn Khải tặng UVTV BCT Lý Thuỵ Hoàn, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, thập niên 1990.
Bức tranh sơn mài của Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt tặng Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (UVTV BCT) Trần Vân, tháng 9/1991
Bình hoa sứ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tháng 8/2008
Bức tranh sơn mài của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tặng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tháng 4/2003
Tranh thêu của Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn tặng UVTV BCT Uý Kiện Hành, năm 2001
Hộp sơn mài của Tổng bí thư Đỗ Mười tặng UVTV BCT Lưu Hoa Thanh, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, năm 1997
Các làng nghề truyền thống Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước với những sản phẩm vô cùng chất lượng và độc đáo. Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc.
Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm.
Một số làng nghề truyền thống phải kể đến như Làng Gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (Hà Nội), Làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội), Làng tiện gỗ Nhị Khê (Hà Nội), Làng Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), Nghề thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình), làng nghề sơn mài Bình Dương, làng đúc đồng Đại Bái Bắc Ninh.
Sản phẩm sơn mài và sản phẩm từ gốm sứ là hai dòng sản phẩm đặc trưng tại Việt Nam. Là tinh hoa văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc được lưu truyền từ bao đời nay cho nên thường được chọn làm tặng phẩm dành cho các nước bạn.
Ngoài việc tặng cho các quốc khách, đây là quà tặng hết sức ý nghĩa để người Việt Nam làm quà tặng gửi đến bạn bè, người thân, đối tác, khách hàng…hoặc du khách khắp năm châu.
Cùng góp phần gìn giữ và phát huy các sản phẩm từ làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, bày tỏ sự trân quý sự cần lao và sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam đã tạo ra những sản phẩm đặc sắc đến như thế.
Hotline: 0903 30 9989 – 1900 63 60 76
Showroom: Số 4 – Đường 19 – P.An Phú – Quận 2 - HCM